Nằm tại độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng nổi tiếng gần xa biểu tượng Phật giáo nằm trong một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng thẳng cảnh núi Yên Tử. Ngôi chùa với nét độc đáo khác biệt hoàn toàn với bất cứ ngôi chùa hay công trình nào được đúc trên thế giới.
Trước chuyến hành hương tâm linh về chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh, cùng Oản cô Tâm tìm hiểu thông tin về lịch sử, kiến trúc cùng thông tin lễ hội, kinh nghiệm đi lễ tại bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
Đôi nét giới thiệu về chùa
Dãy núi Yên Tử từ xa xưa đã nổi tiếng gần xa là vô cùng linh thiêng. Tương truyền rằng đỉnh Yên Sơn (nơi đặt chùa Đồng) trước kia được gọi là “núi thiêng” – nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ.
“Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”
Chùa Đồng được biết đến là ngôi chùa đặc biệt tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (Quảng Ninh). Chùa có tên chữ là Thiên Trúc tự (天竺寺 – đất nước của Phật Tổ Như Lai). Hiện địa phận chùa
Chùa Đồng nằm trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á và ngôi chùa hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết. Hiện này, chùa đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước.
Lịch sử hình thành và phát triển
Thuở hình thành, chùa Đồng là một ngôi chùa có quy mô nhỏ được xây dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Có thể nhận thấy rằng khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tới Yên Tử tu hành và sau khi viên tịch thì chùa đều chưa xuất hiện. Khi đó, chùa mới chỉ được làm từ khung sắt và mái đúc bằng đồng giống như một khám thờ. Trong chùa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông và đồ thờ đều bằng đồng.
Theo lưu truyền, đến năm Canh Thân 1740 đời vua Lê Cảnh Hưng, những cơn bão lớn đã phá hủy hầu như toàn bộ chùa. Sau đó bị kẻ gian lấy cắp những gì còn sót lại. Những dấu tích còn lại sau đó chỉ còn là các hố chôn cột trên mỏm đá.
Vào cuối năm 1930, một người phụ nữ từ chùa Long Hoa đã phục dựng lại chùa Đồng tại chính vị trí cũ. Ngôi chùa mới được làm bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao quá đầu người.
Xem thêm: Lý do chùa Thầy là điểm hẹn tâm linh Phật giáo tại Hà Nội không thể bỏ qua
Đến năm 1993,một Việt kiều ở Mỹ cùng các phật tử ở hải ngoại đã phát tâm công của đúc thêm một ngôi chùa bằng đồng dựng ngay bên cạnh ngôi chùa năm 1930. Ngôi chùa mới này có quy mô khá nhỏ, được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh kiểu dáng một bông sen nở.
Vào năm 2006, hai ngôi chùa được hạ giải theo tinh thần hai chùa quy vào một khối. Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo tại chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí. Theo đó, một ngôi chùa Đồng mới đã được đúc ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng tọa Thích Thanh Quyết) và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng.
Ngôi chùa mới được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007 với trọng lượng 70 tấn, chiều dài 4,6m chiều rộng 3,6m chiều cao 3.35m.
Xem thêm: Lịch sử, kiến trúc và kinh nghiệm hành hương tới chùa Tân Bảo
Chùa tọa lạc trên đỉnh non thiêng dãy Yên Tử và được giữ nguyên tên gọi chùa Đồng. Nhà nghiên cứu Phật giáo Trần Ngọc Hằng (Giáo hội Phật giáo VN) đánh giá: “Chùa Đồng giá trị không chỉ ở chất liệu đồng. Đồng ở đây còn phải được hiểu là chữ “đồng” trong quan niệm người Việt – đồng lòng, đồng nhất, đồng chí, đồng tâm hiệp lực. Trong thời đại mới, chữ “đồng” với ý nghĩa “đại đoàn kết” vẫn luôn là bài học của cả dân tộc. Với ý nghĩa to lớn như vậy, chắc chắn ngôi chùa Đồng lần này sẽ trường tồn cùng dân tộc”.
Quy mô kiến trúc chùa ngày nay
Do vị trí địa lý đặc biệt, du khách tới chùa Đồng thường sử dụng cáp treo đi từ chân núi lên đỉnh núi. Xuống cáp treo, chỉ cần đi theo con đường đá một đoạn ngắn là lên tới chùa.
Chùa Đồng Quảng Ninh đặc biệt ở chỗ là mang kiến trúc chỉ gồm một gian hai mái, kết cấu hình chữ nhật có hình dáng như cánh sen đang nở. Chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh) với diện tích gần 20m vuông. Tất cả hơn 6.000 chi tiết khác nhau (hoa văn, họa tiết, mộng mẹo,…) được đục rồi sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử. Trong đó, mỗi kết cấu tạo nên chùa đều được cân đo đong đếm vô cùng chắc chắn để bảo đảm về mặt thẩm mỹ và độ an toàn: mỗi viên ngói nặng khoảng 4kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn,…Phức tạp là thế, song các hoa văn, họa tiết trang trí kiến trúc chùa đều mang đậm phong cách cổ kính đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng thật uy nghi và độc đáo giống như những ngôi chùa khác.
Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn. Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa). Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm. Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”. Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.
Xem thêm: Chùa Quán Sứ ở đâu? Nên đến chùa Quán Sứ vào khoảng thời gian nào?
Hai bên chùa có giá treo chuông và khánh đồng với tổng trọng lượng ước chừng hơn 250kg. Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa. Các hạng mục công trình khác như bậc đá lên xuống, lan can, sân hành lễ, lầu hóa vàng, nhà ghi công đức cũng đang được tôn tạo, mở rộng.
Lễ hội chùa Đồng được tổ chức vào ngày nào?
Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo bậc nhất Quảng Ninh, chùa Đồng không chỉ có những công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa đa dạng mà còn có những cảnh quan nên thơ trữ tình đi vào lòng người. Đặc biệt là sự phong phú của các lễ hội lớn trong năm như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… luôn thu hút hàng ngàn người tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh.
Lễ hội ở chùa Đồng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. Vào ngày nay, nhiều Phật tử cùng du khách cả nước luôn lựa chọn chùa Đồng làm địa điểm hành hương du xuân vãn cảnh. Đồng thời chiêm bái những nét đẹp tâm linh Phật giáo tại chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng.
Không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp như ngày hội Phật giáo hay ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Tới chùa Đồng lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển leo lên núi. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí chùa Đồng và hướng dẫn lộ trình di chuyển
Chùa Đồng nằm tại đỉnh cao nhất dãy Yên Tử, cách trung tâm Hà Nội khoảng 130km. Để đến chùa Đồng từ Hà Nội, bạn đi theo đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Khi đến tới thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái là tới núi Yên Tử. Hoặc bạn có thể đi tới chùa qua lộ trình Hà Nội – TP Bắc Giang – khu di tích Tây Yên Tử cũng có lộ trình tham quan đi tới chùa Đồng.
Do chùa nằm ở vị trí cao, du khách nên lựa chọn phương tiện cáp treo lên chùa. Với cách này, du khách sẽ được trải nghiệm ngắm nhìn quang cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao và hít thở không khí trong lành chốn cửa thiền. Xa xa là những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt đẹp.