Bên cạnh hai ngôi chùa Đậu ở tỉnh Bắc Ninh thì chùa Đậu ở Thường Tín, Hà Nội cũng được biết đến là ngôi chùa thờ nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).
Lịch sử, kiến trúc ngôi chùa này có gì đặc biệt? Kinh nghiệm hành hương tới chùa Đậu Thường Tín được Oản cô Tâm chia sẻ tại bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
Giới thiệu về lịch sử chùa
Chùa Đậu là ngôi chùa nằm tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội, có tên chữ là Thành Đạo tự 成道寺. Đây là một trong số ít những ngôi chùa tại Việt Nam thờ Bà Đậu thuộc Tứ Pháp.
Lưu truyền rằng, chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (602 – 939) nhưng dựa vào văn bia tại chùa thì chùa được xây dựng từ thời triều nhà Lý. Theo vị trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Thanh Nhung, Sĩ Nhiếp đã cho lập ngôi chùa này vào đầu thế kỷ thứ 3 (từ năm 200 cho đến 210). Trước đó, trong một lần quân của ông đến khu vực của làng Gia Phúc đã nhận ra địa thế linh thiêng của khu vực này, bèn lập tức trình lên Sĩ Nhiếp. Thấy vậy, ông đã cho dựng chùa để cho dân chúng tu hành, đồng thời đặt tên chùa là Thành Đạo tự với ý nghĩa đây là mảnh đất của Phật. Sau đó, ông cho người rước Đại Thánh Pháp Vũ Đại Bồ Tát về chùa thờ nên chùa còn được gọi là Pháp Vũ Tự.
Xem thêm: Chùa Trăm Gian ở đâu? Tham quan kiến trúc và lễ hội chùa Trăm Gian
Cho đến năm 1635 dưới thời vua Lê Thần Tông, chùa khi đó đã bị xuống cấp theo thời gian. Bà Ngô Thị Ngọc Nguyên – vốn là cung tần trong triều đình – đã làm hội chủ hưng công khởi xướng trùng tu lại quy mô chùa. Chùa Đậu được trùng tu với quy mô lớn và trở nên khang trang bề thế, được phong tặng là “Đệ nhất đại danh lam”. Đồng thời trở thành nơi phật tử và người dân xung quanh coi là nơi đất Phật. Các bậc trí sĩ cũng thường lưu tới để cầu mưa cho cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lần tôn tạo này cũng được khắc trên văn bia lưu giữ tại chùa.
Vào thời Pháp thuộc, chùa đã bị tàn phá và đốt cháy. Nhờ công đức của người dân và các mạnh thường quân, chùa mới được khôi phục lại phần nào. Cho đến khoảng thời gian trước đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, chùa Đậu đã được tu sửa, cải tạo và mang diện mạo như ngày hôm nay.
Chùa Đậu Thường Tín được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A vào năm 1964. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục chùa Đậu là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam và kỷ lục có Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng xưa nhất Việt Nam vào năm 2007.
Kiến trúc chùa Đậu Thường Tín
Chùa Đậu Hà Nội ngày nay được xây dựng với một quy mô lớn theo kết cấu “nội công ngoại quốc”. Các hạng mục chính tại chùa Đậu bao gồm: Tam quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ… Xung quanh chùa có một hồ nhân tạo rộng khoảng 5 mẫu, ở giữa là một phương đình lớn tạo hình giống đài hoa sen được bắc qua một chiếc cầu tre.
Cổng Tam quan chùa Đậu Thường Tín là một công trình kiến trúc hai tầng tám mái, tầng trên treo quả chuông đồng có niên đại từ năm năm Cảnh Thịnh thứ 9 tức năm 1801 vào thời Tây Sơn. Tiêu biểu là phần mái được lợp bằng ngói vảy cá đỏ, các góc mái được đắp theo hình đầu đao cong vút chuẩn lối kiến trúc của thời Lý. Ngoài ra, các mảng chạm bên trong và ngoài cổng Tam quan đều được khắc họa rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng, ngựa và hoa cỏ kết hợp với chữ Hán mang nét đặc trưng cho chuẩn mực nghệ thuật thuộc thế kỷ XVII.
Xem thêm: Về thăm quan vãn cảnh chùa Mía – cổ tự thờ nhiều tượng Phật nhất Việt Nam
Qua cổng Tam quan là đến khu vực khuôn viên của chùa. Khuôn viên chùa Đậu khá rộng rãi với phần nền được ốp chủ yếu bằng gạch đỏ với phần lối đi dẫn vào chính điện được lát gạch trắng. Nhìn về phía 2 bên ta sẽ thấy 2 tòa nhà tả vu, hữu vu chính là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách hành hương khi đến chùa Đậu.
Chính điện gồm gian Tiền đường phía trước. Hai dãy hành lang song song hai bên dẫn ra khu vực nhà tổ ở phía sau theo kiểu kết cấu một khung vuông bao bọc lấy tòa Thiêu hương và điện thờ Bà Đậu. Dãy hành lang này cũng là nơi đặt thờ các vị La Hán và năm tấm bia đá.
Tiền đường mang đậm kiến trúc nghệ thuật của thời Lê với các nét chạm trổ rất tinh tế tỉ mỉ, nét chạm điêu luyện dứt khoát. Bên ngoài bậc thềm có tượng đôi rồng đá niên đại lịch sử hơn 500 năm tuổi. Tại Thượng điện có đặt một bệ đá mang phong cách thế kỷ XVI, bên trên đặt một tòa cửu long và tượng Phật Thích Ca bằng đồng đứng trên tòa sen. Phía sau là một điện nhỏ thờ tượng thần Pháp Vũ mới được phục chế lại vào giữa thế kỷ XX. Cách bố trí tượng thờ tại chùa Đậu thể hiện cấu trúc “tiền Phật, hậu thánh” của hệ thống Tứ pháp nhà Phật.
Chùa Đậu – ngôi chùa thờ hai bức tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam
Đặc biệt, nhà Hậu tại chùa Đậu hiện đang lưu giữ hai pho tượng nhục thân (di hài bó sơn) còn tương đối nguyên vẹn của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Đây là hai bức tượng nhục thân đầu tiên trong 4 bức tượng nhục thân còn tồn tại ở Việt Nam. Bởi vậy, 2 pho tượng này được ví như “quốc bảo” thiêng liêng và được nhân dân cung kính ví như 2 vị Đức phật sống. Đây cũng chính là hai vị trụ trì chùa Đậu vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17.
Xem thêm: Kinh nghiệm hành hương tham quan chùa Hiến Hưng Yên bạn nên biết
Trong đó, tượng nhà sư Vũ Khắc Minh nặng 7,5 kg, chiều cao ngồi 57 còn tượng thiền sư Vũ Khắc Trường cao 75cm, nặng 31 kg. Qua nghiên cứu về vết nứt rộng 2mm ở đầu và mặt tượng nhục thân nhà sư Vũ Khắc Minh, trong cùng bức tượng là xương sọ, tiếp đến khoảng không rồi tới lớp bồi dày 2-4mm. Chất liệu bồi là đất gò mối tơi mịn trộn sơn sống, mùn cưa, giấy bản. Phủ ngoài chất bồi này là một lớp sơn ta màu cánh dán dày 0,1 mm. Tương truyền, cách đây 300 năm, thiền sư đã ngồi thiền với một chum nước trong am. Người dặn các phật tử sau 3 tháng 10 ngày nếu không thấy tiếng mõ nữa thì hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thiền sư ngồi im thì cứ để như thế và lấy sơn ta bả lên người và nếu thấy có mùi hôi thối thì dùng nước am xấp lên.
Ngày lễ chính của chùa là ngày nào?
Chùa Đậu ở Thường Tín là một trong những cổ tự mang nhiều những nét nghệ thuật của các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Đồng thời là minh chứng đánh dấu một bước phát triển của tín ngưỡng văn hóa dân gian, cũng như lưu giữ dấu ấn tâm linh và di sản văn hóa đặc biệt. Bởi vậy, đây là nơi đón tiếp rất nhiều du khách và phật tử tới hành hương tham quan vãn cảnh và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa. Cũng như thành tâm lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. Ngày lễ chính của chùa được tổ chức vào mùng 8, 9, 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
Tới chùa Đậu lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí và cách đi đến chùa Đậu Thường Tín
Chùa Đậu nằm tại cuối thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 24 km về phía nam.
Để tới chùa Đậu, bạn có thể lựa chọn phương tiện ô tô hoặc xe máy đều thuận lợi di chuyển và có chỗ gửi xe tại chùa. Đường đi chùa Đậu Thường Tín từ trung tâm Hà Nội tham khảo là: Từ trung tâm thành phố đi về hướng đường Giải Phóng, theo quốc lộ 1A xuống địa phận thị trấn Thường Tín. Đi thêm khoảng 1km sẽ thấy biển của chùa được treo ngay đường lớn nằm phía bên phải. Đi theo biển báo đến khu vực ngã 3, du khách tiếp tục rẽ sang sông Nhuệ, đi đến cuối bờ sông là tới chùa.