Chùa Dận là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời tại Bắc Ninh – nơi khởi nguồn của đạo Phật tại nước ta. Bởi vậy, đây là địa điểm tâm linh quý giá mà con hương đệ tử và du khách gần xa muốn tới vãn cảnh, chiêm bái mỗi khi có dịp về xứ Kinh Bắc.
Cùng Oản cô Tâm tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc ngôi chùa và kinh nghiệm trong hành trình hành hương về chùa Dận tại bài viết này.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Dận
Tọa lạc tại phố chùa Dận, chùa Dận tọa lạc tại vị trí ngay sát quốc lộ 1 cũ. Hằng nay, ngôi chùa thu hút đông đảo du khách tới hành hương chiêm bái và tìm hiểu về lịch sử nơi sinh ra vị vua Lý Thái Tổ.
Chùa có từ thế kỷ 8 với tên chữ là Ứng Tâm tự. Nhân dân quanh vùng thành kính gọi tên chùa Cổ Pháp là chùa Ứng Tâm hay chùa Dận. Đây từng là nơi tu hành của các thiền sư có tiếng trong lịch sử là Định Không, Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân.
Xem thêm: Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) có pho tượng Phật Di Lặc làm bằng đồng nặng 1000kg
Chùa Dận là ngôi chùa cổ linh thiêng, niềm tự hào của nhân dân địa phương nói riêng và người dân xứ Kinh Bắc nói chung.
Lịch sử về ngôi chùa nơi sinh ra vĩ nhân Lý Công Uẩn
Chùa Dận tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng gắn liền với câu chuyện là nơi sinh ra Lý Công Uẩn – vị vua khai sinh lên triều đại nhà Lý. Theo truyền thuyết, ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (8/3/974 dương lịch), thân mẫu Phạm Thị đã sinh Lý Công Uẩn tại tòa tam bảo của ngôi chùa này. Tên gọi chùa Dận cũng từ thế mà hình thành, khi ban đầu nhân dân gọi là chùa Rặn (rặn đẻ) và sau đọc chệch thành chùa Dận.
Theo đó, trước ngày này 1 hôm, vị trụ trì ngôi chùa khi đó là Lý Khánh Vân đã nằm mơ thấy Long thần báo mộng: “Dọn chùa cho sạch, ngày mai có hoàng đế đến”. Hôm sau, người thấy một thiếu phụ có thai đến nương nhờ. Người thiếu phụ hạ sinh một bé trai, hai bàn tay hiện lên bốn chữ “sơn hà xã tắc”. Khu tam quan của chùa bỗng rực sáng, hương thơm lan tỏa.
Xem thêm: Tham quan vãn cảnh vẻ đẹp của ngôi chùa tháp Phổ Minh từng xuất hiện trên tờ tiền 100 đồng
Thiền sư trụ tri đã nhận nuôi cậu bé, đặt tên là Lý Công Uẩn. Dưới sự dưỡng dục của thiền sư Lý Khánh Vân và Thiền sư Vạn Hạnh trụ trì chùa Tiêu Sơn, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, trở thành vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý và có công lớn trong việc chuyển kinh thành từ Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội). Chùa được mở rộng và sau này được tôn tạo nhiều lần, trở thành nơi thờ thân mẫu và dưỡng phụ là thiền sư Khánh Vân.
Trong những ngày tiền khởi nghĩa, chùa Dận từng là nơi trú ẩn của các nhà cách mạng Cộng sản Việt Nam như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Trần Đăng Ninh.
Kiến trúc chùa Dận
Khi Lý Công Uẩn lên làm vua, chùa được mở rộng và sau này được tôn tạo nhiều lần. Tuy nhiên, cuối năm 1949, chùa đã bị quân Pháp phá hủy để làm đồn bốt. Ngày nay, chùa đã được xây dựng trở nên khang trang bề thế, nằm trên đường Trần Phú thuộc phường Đình Bảng, TX. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dận
Tòa tam bảo ngày nay được phục dựng trên nền chùa cũ, bao gồm 5 gian trồng diêm hai tầng cùng 2 gian hậu cung chuôi vồ. Phần mái của tòa Tam bảo được thiết kế rất cao nên thu về ánh sáng tự nhiên, khiến không gian bên trong vô cùng sáng sủa.
Trước đây, nơi này có rất nhiều pho tượng quý nhưng sau trận tàn phá của quân Pháp thì đã bị hư hại ít nhiều. Những bức tượng đã được làm lại và ngày nay, tại đây thờ tượng Phật (Tam Thế, Di Đà, Thế Tôn, Thích Ca sơ sinh, Quan Âm nghìn tay) và tượng các thánh tăng. Ngoài ra hai bên tường trái phải là 2 bức tượng hộ pháp, Bát Bộ Kim Cương mỗi bên 4 vị,…
Xem thêm: Chùa Dạm và vẻ đẹp được phục dựng của ngôi chùa nghìn năm gắn liền với vương triều nhà Lý
Phía sau chùa về phía bên trái là ngôi đền 3 gian mang tên Lý Triều Quốc Mẫu. nằm tại khuôn viên chùa. Đây là nơi thờ thân mẫu Lý Công Uẩn là Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái Hậu Phạm Thị. Còn về phía bên phải đang tiến hành phục dựng một công trình kiến trúc cũ của chùa.
Những điều cần chú ý khi hành hương tới chùa
Tới chùa Dận nên sắm lễ như nào?
Để kỷ niệm ngày hóa của Lý thánh mẫu, chùa Dận tổ chức lễ hội vào ngày mùng 7 tháng giêng hằng năm.
Vào những ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay ngày lễ hội, chùa Dận luôn tiếp đón đông đúc du khách, con hương đệ tử tới hành hương chiêm bái và tìm về cội nguồn nơi khai sinh ra vị vua anh minh Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn).
Khi đi, ai nấy đều sắm sửa lễ vật thành tâm bái yết nơi cửa Phật. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Dận, ta nên dâng đặt những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Lộ trình di chuyển tới chùa Dận tối ưu nhất
Chùa Dận cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 17km về hướng Đông Bắc. Du khách có thể tham khảo lộ trình tối ưu thời gian là: Cầu Chương Dương – Đường Nguyễn Văn Cừ – Cầu Đuống. Đi khoảng 6km tới chùa Dận nằm sát đường quốc lộ 1 cũ.
Quý khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus tuyến 10A hoặc 54 xuống tại điểm Dốc Lã – Cầu chùa Dận.