Với những giá trị quý giá về lịch sử, kiến trúc và văn hóa Phật giáo, chùa Chuông ở Hưng Yên là địa điểm tham quan vãn cảnh và hành hương tâm linh của rất nhiều du khách và con nhang phật tử. Điều gì khiến chùa Chuông được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”?
NỘI DUNG
Ý nghĩa tên gọi chùa Chuông – cổ tự linh thiêng phố Hiến
Thuộc quần thể di tích lịch sử Phố Hiến nổi tiếng, chùa Chuông là cổ tự thuộc xóm Chùa, thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
“Phố Hiến là cửa bể, chùa Chuông là rốn bể”
Có thể nói, chùa Chuông có vị trí đặc biệt quan trọng với nhân dân phố Hiến. Ngôi chùa này có tên chữ là Kim Chung Tự (金鍾寺) có nghĩa là “Chùa chuông vàng”.
Tương truyền, vào mùa lũ lụt đại hồng thủy có một quả chuông nằm trên bè gỗ trôi dạt về địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Quả chuông này có tiếng kêu to, vang xa nên được gọi là “chuông vàng”.
Xem thêm: Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) có pho tượng Phật Di Lặc làm bằng đồng nặng 1000kg
Người địa phương thấy chuông vàng bèn thay nhau kéo về thôn mình nhưng không sao kéo được. Duy chỉ có một bô lão thuộc thôn Nhân Dục kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Đồng thời đặt tên chùa là chùa Chuông để đánh dấu lại sự tích này.
Chùa Chuông được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1992. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục vào ngày 15/02/2015 rằng chùa Chuông là ngôi chùa lưu giữ bộ tượng Bát bộ Kim Cương bằng đất sét cổ nhất.
Lịch sử chùa Chuông Hưng Yên
Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV thời Lê. Trải qua những lần trùng tu theo thời gian, đặc biệt là đợi trùng tu lớn vào năm 1707, chùa đã mang kiến trúc và các hạng mục hoàn chỉnh như bây giờ. Kiến trúc chùa Chuông ngày nay vẫn giữ được những nét nghệ thuật quý giá từ thời Hậu Lê.
Chùa Chuông đã hiện diện khá nhiều trong phim Mê Thảo thời vang bóng của đạo diễn Việt Linh. Vẻ đẹp của chùa đúng như những lời người xưa ca ngợi:
“Chùa Chuông thành tráng lệ
Nhà ngọc xua bụi trần
Đất thiêng người tuấn kiệt
Vật báu trời phát phân
Cảnh phúc dài vạn kiếp
Công đức mãi nghìn xuân”.
Kiến trúc độc đáo của chùa
Cũng như những ngôi chùa cùng thời khác, kiến trúc chùa Chuông theo kiểu “Nội công ngoại quốc” với mặt tiền quay về hướng Nam. Chùa gồm các hạng mục chính là: Cổng Tam quan, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, lầu chuông và 2 dãy hành lang… nằm cân xứng trên trục thẳng.
Tới cổng chùa, ta sẽ thấy công trình cổng Tam quan xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái đặc trưng. Cổng chùa mang nét cổ kính, được đắp nổi hình rồng, hoa lá cùng bức phù điêu về thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh ở Tây Trúc.
Bước qua cổng Tam quan là cây cầu đá xanh bắc qua ao mắt rồng dẫn thẳng đến Tiền đường. Cây cầu này được dựng vào năm 1702, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.
Hai bên ao được trồng hoa súng, mỗi mùa hoa về tạo thêm cảnh sắc thanh tịnh nơi cửa Phật.
Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen. Nối gian tiền đường với gian thượng điện là khoảng sân nhỏ. Đặc biệt, tại giữa khoảng sân nay có cây hương đá mang tên “Thạch trụ”. Cây hương đá khắc bằng chữ Hán những công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.
Thượng điện gồm 5 gian 2 chái với kết cấu tương tự Tiền đường. Tại đây bài trí nhiều pho tượng được tạo tác công phu như: tượng Tam Thế, các vị Bồ Tát, Văn Thù, Phổ Hiền, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà…
Ở hai đầu phía Đông và phía Tây là hai dãy hành lang là tới hai dãy hành lang đối xứng nhau. Đây là vị trí đặt rất những tượng với số lượng lớn theo thứ tự.Từ nhóm tượng phác họa về động “Thập điện Diêm Vương” đến là tượng Bát Bộ Kim Cương cùng tượng 18 vị La Hán được tạo tác rất biểu cảm trên từng nét mặt.
Bói tượng là nét văn hóa độc đáo mà người dân địa phương thường làm khi đi lễ chùa vào dịp Tết. Theo đó, người ta thường bói tượng qua cách tính năm để chọn tượng, cách tính tuổi để tìm tượng ứng với niên vận của mình trong một năm nhất định. Cách bói đơn giản nhất là lấy tuổi đẻ chia cho 9, số lẻ là bao nhiêu thì số tượng ứng với mình là số đó. Nguyên tắc tìm kết quả tượng là nam bên trái, nữ bên phải.
Xem thêm: Lịch sử về ngôi chùa Dận nơi sinh ra vĩ nhân Lý Công Uẩn
Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông, tượng Đức Thánh Hiền cùng chuông đá và khánh đá mang nhiều giá trị lịch sử. Ngay bên dưới hai tòa tháp chuông và khánh là gian thờ Mẫu. Phía sau chùa là nhà thờ Tổ với rất nhiều tượng quan âm bằng đá. Tại khuôn viên chùa cũng có những tháp mộ.
Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa như những bức hoành phi, câu đối, đặc biệt là tấm bia đá “Kim Chung Tự thạch bi ký”. Bia đá này được dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) có ghi danh những người công đức cho chùa. Đặc biệt, bia còn ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phố phường như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt… mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.
Lễ hội chùa vào ngày nào?
Cứ đến các ngày 15/1, 8/4, 15/4, 15/7 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Chuông lại được tổ chức long trọng và trang nghiêm. Lễ hội ngôi chùa nổi tiếng phố Hiến thu hút nhân dân địa phương cùng du khách thập phương nô nức về tham dự.
Không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. Ngay cả ngày thường, người dân và du khách cũng tìm đến đây để vãn cảnh chiêm bái chùa chiền cho lòng thanh thản, thoát khỏi những âu lo.
Xem thêm: Chùa Kim Đài và bề dày lịch sử 13 thế kỷ có gì đặc biệt
Tới chùa Chuông Hưng Yên lễ bái, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn phải là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Lộ trình di chuyển tới chùa
Vị trí chùa nằm tại cuối Đường Văn Miếu, thuộc xóm Chùa, thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Chùa Chuông cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách chùa Hiến Hưng Yên chỉ 2,3 km.
Để di chuyển tới chùa, quý khách có thể tham khảo lộ trình di chuyển như sau: Trung tâm Hà Nội – đường CT Hà Nội/Ninh Bình – ĐCT Pháp Vân/Cầu Giẽ – QL38 hướng về đường Tránh Hòa Mạc để tới cầu Yên Lệnh. Qua cầu đi khoảng 4 km rẽ phải vào đường Phạm Bạch Hổ – Bãi Sậy – đường Văn Miếu là tới chùa.