Có thể coi chùa Cái Bầu Quảng Ninh là điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tâm linh Phật giáo về phía Đông Bắc Tổ quốc. Đặc biệt khi về xứ mỏ Quảng Ninh, đây là địa điểm hành hương nên ghé tới của du khách cùng với chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, chùa Ba Vàng…để thêm trọn vẹn hành trình tôn giáo.
Lý do gì khiến chùa Cái Bầu được mệnh danh là vẻ đẹp tâm linh Phật giáo đất Quảng Ninh?
NỘI DUNG
Chùa Cái Bầu – Vẻ đẹp tâm linh Phật giáo đất Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu có vị trí thuộc địa phận thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chùa có tên gọi khác là thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm và được thành lập vào năm 2009, nằm gần khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn.
Khu vực chùa Cái Bầu trước đây đã từng chứng kiến trận đánh đón đầu góp phần vào cuộc chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288. Sau đó tại vị trí này có ngôi miếu Phúc Linh Tự là nơi thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông. Trải qua những thăng trầm thời gian, chùa Cái Bầu được xây dựng lại trên nền đất miếu cũ. Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần đã hi sinh bảo vệ dân tộc, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm đã phục dựng đền thờ nằm trong diện tích của chùa, tạo nên công trình đền kết hợp chùa chưa từng có tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Xem thêm: Chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh nổi tiếng vùng đất Sơn Tây – chùa Mía
Sau nhiều lần xuống cấp nghiêm trọng, vào năm 2007 chùa Cái Bầu Quảng Ninh đã được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha Đến năm 2009, chùa Cái Bầu chính thức được khánh thành khang trang, xứng tầm với những giá trị lịch sử, văn hoá lưu giữ. Hiện nay ngoài thờ Phật, chùa thờ các vị tổ sư khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm và các vị có công duy trì và phát triển thiền phái này tại Việt Nam.
Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa
Ngày nay, chùa được xây dựng tại ví trí thuận lợi “tựa vào lưng núi hướng mặt ra biển”, tạo nên cảnh quan vô cùng đặc biệt mà bất kì ai cũng phải trầm trồ. Từ vị trí này, bạn có thể tận hưởng không gian thoáng đãng, phóng tầm mắt nhìn ra vịnh Bái Tử Long trải dài mênh mông trong khung cảnh non nước hữu tình của núi rừng xung quanh.
Từ cầu Vân Đồn đi qua một con đường uốn lượn quanh co cạnh bờ biển, du khách sẽ thấy cổng Tam quan chùa với 2 tầng mái mang tên Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm.
Trong chùa có những hạng mục chính là Thiền viện – Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, nhà tổ, lầu chuông, lầu trống, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni. Ngoài ra, chùa còn đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện các hạng mục khác là: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng 1 tượng Phật cao 50m trên đỉnh núi sau chùa.
Xem thêm: Kinh nghiệm hành hương tới chùa Lôi Âm tỉnh Quảng Ninh
Qua cổng đi lên khoảng vài trăm mét bậc thềm, du khách sẽ nhìn thấy nhà đặt tượng đồng Phật Di Lặc nặng 4,8 tấn nằm tại phía tay trái. Đi thêm vài trăm mét nữa sẽ thấy tòa Đại hùng bảo điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ đặc trưng. Đây là nơi thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đặt chính giữa. Phía trái và phải là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát. Phía sau là bức phù điêu bằng đồng miêu tả lại quan cảnh gốc cây Bồ Đề nơi mà Phật Thích Ca đã tu thành chính quả.
Tại hai bên Thiền viện – Chánh điện, bên trái cùng hướng với nhà tượng Phật Di Lặc là lầu trống và bên còn lại là lầu chuông.
Nên đến chùa Cái Bầu vào thời điểm nào?
Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo bậc nhất Quảng Ninh, chùa Cái Bầu không chỉ có những công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa đa dạng mà còn có những cảnh quan nên thơ trữ tình đi vào lòng người. Đặc biệt là sự phong phú của các lễ hội lớn trong năm như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… luôn thu hút hàng ngàn người tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh.
Xem thêm: Chùa Côn Sơn (Hải Dương) thờ ai?
Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại chùa Cái Bầu, thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, Lễ Vu Lan tại chùa Cái Bầu là một trong những lễ hội lớn nhất và được tổ chức long trọng tại chùa Cái Bầu. Điểm nhấn của lễ Vu Lan chùa Cái Bầu là lễ hội hoa đăng rực rỡ sắc màu mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất. Hàng trăm ngọn đèn hoa đăng được thả trên sông mang theo ước nguyện, cầu bình an, an lành và lòng thành kính của những người còn sống.
Không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp như lễ các ngày hội Phật giáo, ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Tới chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí chùa và lộ trình di chuyển
Vị trí chùa nằm tại thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 260km và cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 65 km.
Đến chùa Cái Bầu Vân Đồn, du khách có nhiều sự lựa chọn phương tiện di chuyển.
Nếu đi từ thành phố Hạ Long, bạn có thể đi xe máy và xe buýt. Với xe máy bạn sẽ chỉ mất khoảng chưa đầy 1 giờ lái xe còn đi xe bus thì lâu hơn một chút với tuyến xe Bãi Cháy- Vân Đồn xuất phát tại bến xe Bãi Cháy (giá vé là 15k/chuyến) và cứ sau 15 phút sẽ có một chuyến. Xuống xe tại điểm cuối ở Vân Đồn, bạn bắt xe taxi hoặc xe ôm với giá khoảng 50-100k/ người. Hãy tham khảo người dân bản địa để lựa chọn phương tiện hợp lý nhất tránh bị chặt chém.
Nếu đi từ Hà Nội, bạn sẽ mất khoảng 3h – 4h di chuyển cho quãng đường Hà Nội – Vân Đồn nếu sử dụng phương tiện cá nhân. Lộ trình di chuyển tham khảo: thành phố Hà Nội đi về hướng quốc lộ 5 đến thành phố Hải Dương. Đến thị trấn Nam Sách đi thẳng quốc lộ 183 đến thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương). Tiếp tục đi theo lộ trình ĐCT Hà Nội – Hạ Long đến Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long- Cẩm Phả – Cửa Ông – Vân Đồn. Qua cầu Vân Đồn và đi thẳng là đến chùa Cái Bầu.
Hoặc bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội đến chùa Cái Bầu đón trả khách tại địa điểm yêu cầu. Giá vé dao động 170l đến 250k và mất khoảng 4h di chuyển.