Vào ngày rằm, mồng một, đầu xuân năm mới hay những dịp đặc biệt trong năm, người Việt thường lễ Phật tại nhà, tại chùa với lòng thành tâm cầu khấn. Ai cũng mong cầu được chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng ban hồng ân gia hộ cho bản thân và gia đình.
Bên cạnh việc sắm sửa lễ vật chỉn chu thì người đi lễ còn cần phải biết về cách vái lạy phật đúng cách tránh phạm đến nhà Phật.
NỘI DUNG
Nguồn gốc về việc vái lạy Phật
Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ và Đức Phật được tôn kính đặc biệt tại xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Xa xưa, khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, con nhang đệ tử từ vua quan đến dân chúng khi may mắn gặp Ngài đều cúi xuống ôm chân Phật và đặt trán mình lên chân Ngài. Hành động này được coi là cử chỉ khiêm tốn và nhu thuận để bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ.
Sau khi Phật nhập diệt, tất cả tín đồ đều coi Ngài vẫn đang tại thế. Bởi vậy họ đã gìn giữ cử chỉ cúi xuống ôm chân Ngài đến muôn đời sau, như Đức Phật vẫn còn ngồi trước mặt mình để chứng giám cho tấm lòng thành kính của mình.
Văn hóa dân tộc Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng từ văn hóa Khổng giáo và Phật giáo. Thời xưa, vua chúa đã có quy định rõ ràng về việc lễ bái vua, quan, thần linh thì phải áp dụng cung cách của Khổng giáo. Còn khi lễ bái Phật Trời, hiển thánh, gia tiên thì phải áp dụng theo cung cách Phật giáo. Bởi vậy mà cách vái lạy Phật cũng ảnh hưởng từ nguồn gốc của cử chỉ cúi xuống ôm chân Phật. Ngoài ra thì việc lễ lạy gia tiên, Trời, Thánh, Thần đều bị ảnh hưởng theo.
Cách vái lạy phật đúng chuẩn tránh phạm
Lạy Phật tức là ta đang lạy ngôi Tam Bảo, nghi lễ này khác với lạy ông bà, cha mẹ, tổ tiên.
Với cách vái lạy Phật theo ý nghĩa trên, trước khi lạy Phật, thân tâm Phật tử phải trong sạch. Nên rửa mặt, súc miệng, lau chân tay, thay y phục sạch sẽ và mặc áo tràng nếu có. Khi lễ Phật ta đứng thẳng người, ngăn ngắn chỉnh tề trước bàn thờ Phật rồi chắp khít tay trước ngực thể hiện sự nhất tâm. Hai chân thì khép sát, mắt nhìn tượng Phật và tâm hướng đến các tướng tốt và đức hạnh cao cả của Ngài. Sau đó ta xá 3 xá rồi lạy một cách từ tốn, chậm rãi để bày tỏ lòng thành kính.
Còn nếu nguyện hương, ta đốt 3 cây hương rồi thỉnh 3 tiếng chuông rồi quỳ xuống lấy hương. Hai tay cầm 3 cây hương đưa ngang trán khấn nguyện, mỗi nguyện 1 xá, nguyện xong 3 xá thì cắm hương vào lư rồi lạy. Phật giáo Việt Nam thường lạy theo cách tôn kính nhất trong các cung cách lễ lạy là “Ngũ thể đầu địa”, tức là hai tay, hai chân và đầu chạm đất.
Xem thêm: Phật tử nên sắp xếp và bài trí bàn thờ Phật tại nhà như thế nào?
Trước khi lạy, ta đứng thẳng người, hai tay chắp ngang ngực, xá 3 xá rồi quỳ gối xuống cùng lúc. Sau đó, hai bàn tay đặt xuống đất theo hướng ngửa lòng bàn tay như đóa sen nở và tách 2 tay ra một chút để tạo khoảng trống và đặt trán mình chạm nền đất giữa 2 lòng bàn tay.
Sau khi lạy xong, đầu ngẩng lên và nâng phần thân mình lên, đồng thời lật úp hai bàn tay lại và chống xuống sàn nhà để nâng cả người đứng dậy. Khi đã đứng ngay thẳng rồi thì xá 1 xá, lạy thứ ba xong xá 3 xá.
Điều chú ý khi lạy Phật có chuống là khi nghe tiếng chuông đánh thì ta mới lạy xuống. Còn khi có tiếng chuông dập (dùi chuông đánh vào và giữ lại ở miệng chuông) thì ra mới ngẩng đầu và đứng lên. Điều này càng được chú trọng trong lễ Phật khi tụng kinh. Ta phải lạy xuống, đứng lên nhịp nhàng theo tiếng chuông, như vật mới được trang nghiêm.
Trong trường hợp không mặc áo tràng hay mặc đồ khó để thực hiện nghi lễ lạy thì ta đứng nghiêm và vái 3 vái trước bàn thờ Phật.
Tại sao phải lạy Phật 3 lạy
Ba lạy khi lạy Phật tượng trưng cho 3 ngôi quý báu (Tam Bảo):
- Phật
- Pháp
- Tăng
Phật, Pháp, Tăng là 3 Tam Bảo dẫn dắt con người thoát khỏi mọi muộn phiền và ra khỏi sinh tử luân hồi.
Phật tượng trưng cho giác, nghĩa là giác ngộ khỏi ư u mê và thông hiểu mọi lẽ. Đức Phật là người đã giác ngộ và dẫn đường chỉ lối cho mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cái lạy đầu tiên để tỏ lòng thành kính, tôn nghiêm tới Phật.
Pháp là chánh, nghĩa là điều chính đáng, ngay thẳng mà Phật dạy các đệ tử. Cái lạy thứ hai nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tới những lời dạy của Phật giúp ta vượt qua bể khổ đến bến bờ giải thoát.
Xem thêm: Những loại bàn thờ có thể đặt tại nhà vị trí đặt tương ứng
Tăng tức là tịnh, nghĩa là sự thanh tịnh và trong sạch. Cái lạy thứ ba để tỏ lòng thành kính và biết ơn tới những nhà xuất gia chân chính, hy sinh tiền tài danh vọng để sống đời sống lý tưởng của Phật, tình nguyện thay Phật dẫn dắt chúng sinh trên đường đạo.
Khi cúng lễ Phật cần đặc biệt lưu ý điều gì
Sắm lễ vật
Phật chứng tâm chứ không chứng lễ. Bởi vậy, ngoài cách khấn vái Phật đúng chuẩn thì người đi lễ cũng cần phải biết rõ những quy định trong sắm sửa lễ vật sao cho thành tâm nhất..Khác với lễ gia tiên hay đền, phủ, người đi lễ chùa lưu ý chỉ sắm các lễ chay. Không được sắm sửa lễ mặn để dâng Phật và khu điện thờ chính của Chùa. Ngoài ra, có thể dùng lễ mặn đơn giản dâng các Thánh, Mẫu, Đức Ông được thờ ngoài khu chính điện tại Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những lễ vật dâng Phật, Oản Tài Lộc là ngọc thực được nhiều người lựa chọn để bày biện lên hương án để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Xưa kia, các phẩm oản được làm ra tập trung chủ yếu vào chất lượng nên chỉ được gói đơn giản bằng bọc giấy kiếng hoặc giấy màu. Ngày nay, Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến về thiết kế để tạo nên những tác phẩm Oản lễ Phật tuyệt đẹp, có 1-0-2 trên thị trường với mức giá phải chăng.
Kiêng sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu sắm tiền thật thì nên đặt vào hôm công đức, không nên đặt lên hương án của chính điện. Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Thứ tự hành lễ
Khi đến chùa cần hành lễ theo thứ tự sau
- Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
- Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
- Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
- Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ, còn gọi là nhà Hậu.
- Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.