Phong thủy để cập tới cách bố trí các phòng trong nhà như thế nào? Cách xác định hướng cửa cũng như kích thước cửa đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ cũng sẽ được giới thiệu tại bài viết này.
NỘI DUNG
Tại sao cách bố trí các phòng trong nhà và các cửa lại quan trọng?
Phong thủy từ lâu là một trong những yếu tố được đông đảo người Việt coi trọng trong việc thiết kế, bố trí nhà ở. Theo đó, việc lựa chọn và sắp xếp mọi thứ hợp phong thủy sẽ mang lại sức khỏe, sự thuận lợi, may mắn cho các thành viên trong nhà.
Trong phong thủy nhà ở, ngôi nhà được xem như một cơ thể con người – cơ thể được kỳ vọng có thể sống trong mọi tác động của Thiên – Địa – Khí. Theo đó, cách bố trí các phòng trong nhà cũng phải được quan tâm xem xét sao cho hợp lý để phù hợp với chức năng của nó. Các phòng trong nhà bao gồm phòng khách, phòng thờ, phòng bếp, phòng ngủ, phòng đọc,… Theo phong thủy truyền thống, sự phân chia theo chức năng của từng không gian chủ yếu tuỳ thuộc vào huyền quan (lối đi mà khách bước vào cửa ngoài của ngôi nhà và để tới được phòng khách).
Cách bố trí các phòng trong nhà theo phong thủy
Cách bố trí phòng trong phong thủy quan tâm tới những căn phòng sau:
PHÒNG NGỦ
Thông thường, cuộc đời mỗi người dành tới 1/3 thời gian cho việc ngủ. Bởi vậy, phòng ngủ như là trái tim của ngôi nhà và có thể chiếm diện tích tương đối lớn.
Khi sắp xếp vị trí phòng ngủ, ta nên chọn khu vực sau khu vực trung tâm nội thất, tức là sau đường phân đôi tâm nhà tính từ cửa vào. Với nhà tầng thì phòng này nên ở tầng trung tâm của ngôi nhà. Cùng đó là cần đảm bảo vị trí của nơi để ngủ phải tương đối yên tĩnh và tránh đặt gần cửa chính của nhà. Không nên thiết kế phòng ngủ ở gần khu vực phòng/nơi thờ.
PHÒNG KHÁCH
Phòng khách là nơi đối ngoại của gia đình, thể hiện phong cách sống của gia chủ. Vị trí này là nơi khởi nguồn tâm lý đầu tiên của khách và gia chủ khi bước vào nhà.
Phòng khách nên đặt gần cửa ra vào và cửa luôn rộng mở để đón sinh khí. Tránh bố trí phòng khách quá gần nhà vệ sinh sẽ không tốt.
PHÒNG BẾP
Theo quan niệm xưa, phòng bếp là nơi quyết định tài lộc, thịnh vượng của gia đình. Cho đến ngày nay, bếp vẫn được coi trọng trong sắp xếp phong thủy. Một phòng bếp có phong thủy tốt là phòng bếp được đặt ở vị trí cuối nhà, ngăn cách với phòng khách và xa phòng ngủ, phòng vệ sinh. Theo phong thủy phương Đông, hướng bếp được xác định là hướng lưng của người nấu bếp, nếu lưng người nấu quay về hướng nào thì đó là hướng bếp. Bếp không được quay lưng ra khoảng trống.
PHÒNG THỜ – NƠI THỜ
Phòng thờ/ Nơi thờ được coi như vị trí đặc biệt quan trọng với người Á Đông. Hầu hết các gia đình Việt đều có riêng một nơi thợ tự trong nhà làm chỗ dựa tâm linh. Bởi vậy cần bố trí phòng thờ tại nơi yên tĩnh, tránh xa các phòng khác. Tốt nhất là để phòng thờ tại tầng cao nhất trong nhà để dễ tiếp “Thiên”. Nếu không có điều kiện thì hãy đặt bàn thờ tại vị trí trang trọng nhất trong nhà, thường là phòng khách. Bạn có thể tham khảo thêm các cách đặt bàn thờ trong nhà hợp phong thủy tại bài viết này:
Xem thêm: Chi tiết về cách đặt bàn thờ tại nhà đúng hướng và đúng vị trí
PHÒNG TẮM – NHÀ VỆ SINH
Dù chỉ là không gian phụ nhưng phòng tắm – nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng tới vấn đề phong thủy của ngôi nhà.
Khi thiết kế, không được bố trí khu vực này ở đường ngang của tâm nhà tránh tài lộc bị hư hao. Cũng không nên đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang dài dẫn đến việc đường dẫn khí như mũi tên đe dọa tới sức khỏe của chính bạn. Tốt nhất nên đặt phòng vệ sinh ở góc cuối của ngôi nhà, tránh gần cửa chính và đối diện cửa bếp.
Tùy thuộc vào mục đích của căn phòng, gia chủ lựa chọn những hướng tốt theo tuổi như sau: Sinh khí (tài lộc), Phục vị (sức mạnh tinh thần), Diên niên (mối quan hệ), Thiên Y (sức khỏe). Để biết được cụ thể hướng nào là hướng tốt theo tuổi của mình, mời bạn tham khảo bài dưới đây. Từ đó tìm ra được cách sắp xếp các phòng trong nhà sao cho hợp lý.
Xem thêm: Bảng tra cứu hướng nhà tốt nhất theo tuổi dựa vào Bát cẩm trạch
Trong phong thủy, khi không chọn được hướng cửa chính – hướng huyền quan ưng ý, ta phải xoay hướng bếp hoặc hướng bàn thờ để khắc phục. Điều này sẽ được giới thiệu tại các bài viết khác trên website Oản cô Tâm.
Bố trí các cửa và kích thước cửa trong nhà
Cửa chính
Bên cạnh việc bố trí các phòng theo phong thủy thì việc thiết kế và sắp xếp các cửa cũng là một công việc quan trọng trong phong thủy. Phong thủy quan niệm hướng cửa chính là hướng huyền quan hay còn gọi là hướng khí vào nhà. Hướng cửa là hướng có đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa chính, bao gồm hai trường hợp:
+ Hướng cửa trùng với hướng nhà.
+ Hướng cửa không trùng với hướng nhà. Lúc này cửa cần đặt tại vị trí thích hợp để tạo hướng cửa hợp với tuổi gia chủ.
Khi bố trí cửa theo phong thủy nên để phần cánh cửa nên thiết kế theo hướng mở vào và rộng hơn các cửa phòng.
Để biết hướng cửa chính phù hợp với ngôi nhà của bạn, mời bạn tham khảo bài viết sau:
Xem thêm: Mách bạn chi tiết cách xác định hướng cửa chính theo 3 cách của phép phong thủy
Cửa các phòng
Cửa các phòng trong nhà không cần thiết kế kĩ như cửa chính. Song cần tuân thủ theo kích thước âm dương, thông thường được đối chiếu qua quy cách Lỗ Ban. Cách này không cần đến tuổi của gia chủ mà chỉ cần chọn một cung lý sao cho có chiều dài, chiều rộng, chiều cao quy ước phù hợp.
- Các loại thước Lỗ Ban hiện nay bao gồm:
+ Thước Lỗ Ban 52cm
Được dùng để đo các khoảng không thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” như: cửa, cửa sổ, ô thoáng, chiều cao tầng nhà…Thước này chia ra là 8 cung lớn (mỗi cung lớn dài dài 65mm) theo thứ tự từ cung Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn được chia ra làm 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13mm.
+ Thước Lỗ Ban 42,9cm (dương trạch)
Được dùng để đo cho khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…). Thước này chia thành 8 cung lớn (mỗi cung lớn dài dài 53,625mm) theo thứ tự từ cung Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.
+ Thước Lỗ Ban 38,8cm hay 39cm (âm trạch)
Được dùng để đo đồ nội thất (bàn thờ, tủ, mộ phần…). Thước này được chia làm 10 cung lớn (mỗi cung lớn dài 39mm) theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớnlại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm.
- Nguyên tắc đo:
+ Đo cửa: đo kích thước thông khí khung cửa, không đo cánh cửa
+ Đo chiều cao nhà: đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn)
+ Đo vật dụng (bàn ghế, giường tủ..thùng rượu sồi.): đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính