Trong hầu hết các gia đình tại Việt Nam, bàn thờ gia tiên có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng tuyệt đối. Bởi vậy, sự bài trí và sắp xếp bàn thờ gia tiên cần tuân theo nguyên tắc riêng chứ không được tùy tiện. Oản cô Tâm xin giới thiệu và hướng dẫn cách thiết lập và bố trí bàn thờ gia tiên như nào cho đúng nhất, hợp phong thủy nhất.
NỘI DUNG
Về tín ngưỡng thờ cúng gia tiên
Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là tục lệ thờ cúng những người tổ tiên đã mất có quan hệ huyết thống của nhiều dân tộc Châu Á, trong đó có văn hóa Việt. Đây là quan niệm tâm linh xuất phát thuở ban đầu của người Việt về nhận thức mọi vật đều có linh hồn.
Xem thêm: Bà Cô Tổ, Ông Mãnh dòng họ là ai? Nguyên tắc cúng lễ Bà Cô Tổ và Ông Mãnh
Tuy rất khó giải thích hay chứng minh những sự kiện hiện hữu của linh hồn, nhưng việc thờ cúng linh hồn tổ tiên đã trở thành bản chất của nhân loại, một nét đẹp văn hóa tâm linh không thể xóa bỏ của người Việt. Việc thờ gia tiên được chú trọng bao đời nay với hình thức lập bàn thờ cúng để tưởng nhớ và hương khói hằng năm.
Xem thêm: Nghi thức cúng tổ tiên và nguyên tắc khấn vái tổ tiên đúng lễ
Thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện đạo lý báo hiếu, uống nước nhớ nguồn mà theo đó, linh hồn gia tiên vẫn sẽ phù hộ cho hậu thế khi sang thế giới bên kia.
Ý nghĩa của phong tục này
Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, hương khói cho người đã khuất. Do đó, bên cạnh việc chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà thì việc bố trí bàn thờ như nào cũng là điều được nhiều gia chủ quan tâm. Cách sắp đặt, bố trí bàn thờ gia tiên theo đúng quan niệm phong thủy không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính trước gia tiên mà còn tránh những điều không tốt về tâm linh ảnh hưởng đến cuộc sống của người trần.
Cách bố trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy
Những quy tắc chung
Tuy theo quy mô ngôi nhà và mức sống của gia chủ mà bàn thờ gia tiên lại có kích thước cũng như hình thức khác nhau. Nhưng vẫn cần phải tuân theo những quy tắc trong bài trí bàn thờ gia tiên như sau:
- Bát hương là vật phẩm không thể thiếu khi trưng bày bàn thờ gia tiên. Chất liệu của bát hương có thể làm bằng đồng hay sứ và được đặt trước bài vị tổ tiên, tượng thần phật.
- Bát hương không nên quá đầy tro và thường xuyên rút bớt chân hương để bát hương được “thông thoáng”. Khi thắp hương thì chỉ thắp 1 hoặc 3 que.
- Bàn thờ là nơi thanh tịnh, chỉ nên cúng lễ hương hoa, trà quả,… Những ngày lễ tết nếu có cỗ mặn nên đặt tại chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về việc chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên cùng những điều kiêng kỵ cần tránh
Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện và diện tích bàn thờ mà gia chủ có thể bày trí các vật phẩm: lọ hoa, đôi nến, đỉnh trầm, đèn thờ, khung ảnh,…. Hai bên bàn thờ có thể treo hoành phi câu đối, cặp lục bình. Thực phẩm thờ cúng tránh đồ tươi sống, nên dùng đồ chay, hoa quả, bánh kẹo và với số lượng là số lẻ.
Sơ đồ bố trí bàn thờ gia tiên
Thông thường, bàn thờ được chia làm ba lớp. Lớp ngoài là nơi mọi người đến làm lễ, thường được đặt phản hoặc để trống nền nhà. Lớp giữa là lớp hương án, đặt bộ tam sự hay ngũ sự. Lớp trong cùng mới là nơi thờ tổ tiên, bên trên để khám sơn son, bài vị hay chân dung người quá cố. Cách bố trí bàn thờ tổ tiên được minh họa như hình dưới đây:
Khám thờ, ngai thờ
Khám thờ thường được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn cầu kỳ với cấu tạo có phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị, bài vị tổ tiên. Thông thường, khám thờ sẽ được đặt trong cùng, sát tường và đặc biệt sử dụng cho bàn thờ họ, bàn thờ thờ gia phả lâu đời.
Ngai thờ hay ỷ thờ là một vật thay thế cho khám thờ, sử dụng cho bàn thờ gia tiên tại gia đình. Bên trong ngai thờ đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ).
Khung ảnh thờ
Hình ảnh thờ của người mất trong gia đình được để trong khung ảnh và đăt tại 2 bên ngai thờ theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Tức là hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái và người phụ nữ phía phải. Quy tắc này xét theo hướng từ phía bàn thờ nhìn ra.
Đèn Thái Cực
Đèn thái cực là vật thường được đặt ở giữa bàn thờ gần phía dưới chân khám thờ. Nên sử dụng đèn có độ sáng vừa đủ, mang sắc đỏ hoặc vàng yếu.
Để an toàn, người ta thường sử dụng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo đèn này luôn được cháy sáng.
Bộ đỉnh hương
Bộ đỉnh hương (đỉnh đồng) không bắt buộc phải có trên bàn thờ. Bộ phận này được đặt ở phần chính giữa bàn thờ, trước đèn thái cực. Dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ.
Bộ đỉnh hương gồm 3 phần là:
-
Lư đồng ở trung tâm
-
Hai nến đồng hoặc hai con hạc hai bên.
Bình hoa và mâm quả
Bình hoa và mâm quả được sắp xếp theo nguyên tắc bình hoa cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ theo hướng người khấn nhìn vào.
Với hoa, ngày thường có thể sử dụng hoa giả hoặc hoa tươi. Những ngày lễ, tết thì chỉ được dùng hoa tươi. Những loại hoa được sử dụng phổ biến trong lễ tết là hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn hay hoa đào, hoa mai,…
Mâm quả sử dụng quả tươi, chín, mới như chuối, bưởi, lê, quýt,…Không nên thắp hương quả mọc sát đất, quả có gai sắc nhọn, quả có mùi nồng, chua, đắng hay bị méo mó sẽ bất kính.
Ngoài ra, Oản Lễ Gia Tiên là ngọc thực được nhiều người lựa chọn để bày biện trên bàn thờ để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Xưa kia, các phẩm oản được làm ra tập trung chủ yếu vào chất lượng nên chỉ được gói đơn giản bằng bọc giấy kiếng hoặc giấy màu. Với sự am hiểu về tín ngưỡng tâm linh của dân tộc, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế để tạo nên những tác phẩm Oản Gia Tiên tuyệt đẹp và có 1-0-2 trên thị trường.
Oản Tài Lộc thương hiệu Oản cô Tâm là sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao mà vẫn giữ trọn vẹn giá trị tâm linh. Sản phẩm vừa có thể trưng lễ trong thời gian dài lên đến 6 tháng, vừa có nhiều kích thước để khách hàng lựa chọn với mức giá phải chăng.
Cặp chân nến (hay còn gọi là đèn Lưỡng Nghi)
Dân gian quan niệm, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên bàn thờ cần có hai cây đèn hoặc nến, lưng chừng thân có vành rộng ra gọi là đĩa đèn, được đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ. Từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng.
Ngày nay, có thể thay thế cặp chân nến bằng đèn điện có hình dáng tương tự.
Bát hương
Một bộ phận quan trọng nhất của bàn thờ gia tiên đó chính là bát hương, tượng trưng chi tinh tú. Đây là nơi chủ nhà thắp nhang tưởng nhớ người đi trước. Bát hương chỉ trở thành vật linh thiêng của mỗi gia đình sau khi được thực hiện nghi thức bốc bát hương. Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho vũ trụ). Vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên nằm ở phía ngoài, ngay trước đèn thái cực hay đỉnh đồng.
Số lượng bát hương ngày xưa là số lẻ, thường là 3 bát để thờ Thổ Công, thờ Gia Tiên và thờ Bà Cô – Ông Mãnh (những con cháu trong nhà chết yểu, chưa dựng vở gả chồng, gặp giờ linh trở nên linh thiêng). Thứ tự đặt bát hương từ phải qua trái là:
-
Bát hương thờ Gia Tiên
-
Bát hương thờ thần linh (bát hương to nhất)
-
Bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh
Khi thắp hương thì thắp tại bát hương Thổ Công trước rồi đến Gia Tiên và bà Tổ Cô. Khi khấn chúng ta cũng khấn Thổ Công trước. Nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính để ở giữa bàn thờ. Tuy được cho là không nên do Thổ Công là các vị thần không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Tổ Cô. Nhưng nếu thờ một bát nhang mà gia đình vẫn êm ấm, làm ăn phát đạt thì bạn có thể giữ nguyên
Chén nước
Chén nước được đặt ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương. Chén nước được dùng để đựng rượu hoặc nước thanh khiết trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Thường sử dụng số lượng là 3 hay 5 chén nước để đặt trên bàn thờ.