Bất kỳ bàn thờ gì trong nhà, bao gồm bàn thờ Táo Quân đều phải được thiết lập sao cho hợp phong thủy, gia đình hòa thuận, thu hút tài lộc và may mắn. Cách thiết lập vị trí cũng như bài trí bàn thờ Táo Quân chuẩn theo phong thủy sẽ được giới thiệu trong bài viết này.
NỘI DUNG
Tục thờ Táo Quân tại Việt Nam
Theo Dương trạch tam yếu, 3 nhân tố bao gồm cửa chính, phòng ngủ và phòng bếp sẽ quyết định tính lành dữ của ngôi nhà. Trong đó, phòng bếp là nơi nấu nướng ăn uống, được cho rằng là nguồn nuôi sống vạn vật. Nếu phòng bếp không được chú ý, chăm sóc cẩn thận thì khả năng “Bệnh tòng nhập khẩu” – Bệnh thâm nhập từ đường ăn uống sẽ khó đảm bảo việc bình an cho gia đình.
Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân từ xưa được lưu truyền với sự tích 2 ông 1 bà bao gồm Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ. Họ thường ở trong nhà bếp cai quản chuyện bếp núc trong nhà. Người xưa coi ba người tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong bếp.
Xem thêm: Thiết lập và bài trí bàn thờ Thần Tài như nào thu hút tài lộc nhất?
Công việc chủ yếu của Táo Quân là thay trời giám sát việc thiện ác tại mỗi gia đình. Ngoài ra, Táo Quân còn là thần hộ trạch giữ nhà, không cho tà ma vào nhà gây rối. Bởi vậy, nhiều gia đình xưa đã thờ Táo Quân trong nhà bếp và truyền thống này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Bàn thờ Táo Quân đặt ở đâu thì hợp phong thủy
Một số điều kỵ trong việc xây dựng phòng bếp
Người xưa coi bếp là nơi quan trọng lưu giữ của cải trong gia đình. Ngoài giữ có bếp luôn ngăn nắp, sạch sẽ thì việc sắp xếp, bài trí khu bếp đúng phong thủy cũng khiến chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao và tốt đẹp hơn.
- Cửa bếp được cho là hỏa môn, tức là nơi đốt lửa. Vì vậy phải đặt bếp ở cung xấu, quay về hướng tốt theo mệnh tuổi của chủ nhà.
- Không nên đặt cửa bếp quay ra chỗ có nước như bể nước, giếng nước sẽ dẫn đến Thủy Hỏa xung khắc. Bồn nước trong bếp nên đặt tại phương vị tốt trong bếp.
- Cửa bếp không nên đối diện khu vệ sinh, thường là đặt liền kề nhau do bếp đặt tại hướng xấu quay về hướng tốt còn khu vệ sinh đặt tại hướng xấu.
- Bếp nấu không ngược với hướng nhà, nghĩa là người nấu không quay mặt ra cửa chính của ngôi nhà. Phía sau bếp nấu là tường kín, không nên đặt cửa sổ.
Vị trí đặt bàn thờ Táo Quân
Bàn thờ Táo Quân thường được đặt trong bếp nấu, có thể đặt bên cạnh hay bên trên bếp (trang thờ gắn trên tường) để có thể trông nom và giữ lửa cho gia đình luôn bình yên và an ấm.
Bàn thờ là nơi luôn hương khói quanh năm sẽ sinh ra nhiệt năng và khí lưu tích tụ không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy vị trí tốt nhất đặt bàn thờ Táo Quân là nơi tụ khí vị – một trong những cát vị mang nhiều điều tốt lành trong phòng thủy. Tụ khí vị đặt bàn thờ Táo Quân được xác định bằng điểm nối từ tâm cửa bếp tới góc bếp đối diện. Để tối ưu diện tích bếp, bạn có thể tham khảo lựa chọn những bộ tủ bếp có tích hợp cả trang thờ Táo Quân.
Xem thêm: Hướng đặt bàn thờ theo phong thủy sao cho hợp tuổi, hợp mệnh giúp gia đình luôn an khang
Chú ý không không đặt bàn thờ Táo Quân trên chậu rửa Bát, gần chậu rửa bát hay trên nóc tủ bếp để tránh ô uế, không sạch sẽ. Hướng của bàn thờ Táo Quân có thể đặt theo hướng tốt theo mệnh gia chủ hoặc hướng Nam và không hướng mặt vào nhà vệ sinh.
Cách bài trí bàn thờ Táo Quân
Trang thờ Táo Quân thường được bài trí những vật bao gồm
- Bát hương
- Bài vị táo quân ghi danh hiệu của 3 vị
- 3 chén rượu
- 1 cặp đèn thờ
- 1 bình hoa
- 1 đĩa quả
- 1 chén gạo
- 1 chén đựng hạt đậu đỏ.
Gia chủ có điều kiện có thể sắm sửa chỉn chu hơn bằng các lễ vật như bánh kẹo, phẩm oản.
Trong đó, Oản Tài Lộc là vật lễ được nhiều người lựa chọn để bày biện trên bàn thờ để thêm phần trang trọng, thành kính. Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Ngọc Tài Lộc với mức giá vô cùng phải chăng, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Nghi lễ cúng Táo Quân vào ngày nào và bao gồm vật lễ gì?
Những gia đình thờ Táo thường cúng Táo Quân vào cuối năm. Trong lễ tế Táo thường cúng rượu và đường. Hoặc cũng có thể cúng bánh trôi, cá chép. Nhưng lễ cúng Táo Quân quan trọng nhất trong năm là vào ngày 23 tháng chạp. Nếu nhà không có ban thờ Táo quân riêng, phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không được cúng lễ ở bếp.
Vào 23 tháng Chạp cuối năm, ông Táo thường lên trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những sự việc lớn nhỏ trong năm ở dưới trần gian. Do đó, khi làm lễ tiễn ông Táo về trời thì mỗi gia đình thường sắm sửa vật lễ thịnh soạn với mong muốn ông Táo sẽ thưa lên trên những điều tốt đẹp nhất. Cũng như đưa được những điều tốt lành về. Lễ vật cúng Táo Quân ngày này gồm có:
- 3 cỗ (chiếc) mũ ông Công vàng mã: 2 chiếc mũ có cánh chuồn dành cho 2 ông, 1 chiếc mũ không có cánh chuồn dành cho 1 bà. Nếu bàn thờ hẹp có thể sắm 1 cỗ mũ ông Công có 2 cánh chuồn, 1 chiếc áo và một đôi hia.
- 3 con cá chép sống thả trong chậu nước, với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ sau khi cúng xong để đưa ông Táo về trời. Nhiều nơi sắm sửa ngựa giấy đủ yên cương để hóa.
Có thể làm cả lễ mặn (xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm măng…) hoặc lễ chay (trầu cau, hoa tươi quả mới, tiền giấy, phẩm oản…) cúng ông Táo. Oản cô Tâm xin giới thiệu tới bạn một số mâm cỗ cúng Ông Táo đầy đủ và chỉn chu gồm:
Bài văn khấn cúng ông Táo
Sau khi gia chủ đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng thì tiến hành dâng lên bàn thờ Ông Táo. Sau đó thắp nhang và đọc bài văn khấn như sau:
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần
Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này
Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………
Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:
Các vị thần linh Thông minh chính trực; Giữ ngôi tam thai; Nắm quyền tạo hóa; Thể đức hiếu sinh; Phù hộ dân lành; Bảo vệ sinh linh; Nêu cao chính đạo
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)