Ai đi qua ngã ba Đồng Lộc sẽ thấy một ngôi đền nằm nép mình dưới chân đồi vô cùng linh thiêng, đó là đền Truông Bát thờ Bà Chúa Lộc hay còn gọi là Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn hay Lộc Hoa Công Chúa.
NỘI DUNG
Thần tích về Bà Chúa Lộc – Lộc Hoa Công Chúa
Bà Chúa Lộc là một nhân vật lịch sử có thật, đã góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – Thanh Hóa.
Chúa Bà tên thật là Phạm Thị Thỏa, quê ở huyện Đỗ Gia nay thuộc phần đất của huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Chồng bà tên là Nguyễn Duy Lạc quê ở thông Xuân Am, Mỏ Hạc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông bà có một người con trai tên là Nguyễn Duy Khôi.
Xem thêm: Tìm hiểu sự tích liên quan đến danh xưng Chúa Ba Nàng – Kinh nghiệm đi lễ đền chúa Ba Nàng.
Bà sống trong thời kỳ loạn lạc của đất nước. Khi mà năm ấy, năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh mượn cớ “ Phù Trần Diệt Hồ” đã đem quân sang xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa tại Lam Sơn Thanh Hóa. Bà Phạm Thị Thỏa thấy cơ sự, liền chiêu mộ binh lính, khai khẩn đất hoang, tích lũy lương thực, rèn binh luyện khí chờ đợi thời cơ đánh đuổi quân Minh. Năm 1425 – 1426, Lê Lợi tiến quân về hướng Nam lấy Nghệ Tĩnh làm chỗ “lập cước chi địa” tạo đà tiến đánh thành Đông Quan giải phóng dân tộc. Ở Nghệ Tĩnh, nghĩa quân Lam Sơn cùng con trai bà Phạm Thị Thỏa và Bà cũng được nhân dân bao bọc, che chở, giúp sức người, sức của. Bà đã dũng cảm đi tiến đánh giặc Minh ở miền Cửa Sót, Trong lúc mải mê đánh giặc, bà nghe tin con trai Nguyễn Duy Khôi tử trận do bị tướng giặc Minh Thái Phúc chém đứt đầu. Bà hoang mang bối rối và vô cùng đau xót.
Trận chiến ấy, và cùng tướng nhà Lê là Sử Hy Nhan đã thua trận do chống cự không nổi trước thế giặc mạnh nên hai người đã hẹn nhau cho lui quân về chiến hào thuộc xã Ngọc Sơn. Tại đây, bà cùng nghĩa quân lẩn trốn và chờ Sử Hy Nhan đem quân tập hợp lại. Nhưng chờ mãi mà chẳng thấy. Bỗng trời trở đen, tối sầm, mưa tuôn như bão sấm chớp ầm ầm, bà bị một ông Hổ lớn ba chân cõng thẳng lên núi Đồng Bụt. Tại nơi hai hòn đá lớn, ông đặt bà xuống nhưng không ăn thịt bà. Ngược lại, sau đó ông còn kiếm thức ăn, bắt thú rừng về cho bà ăn nhưng bà hoàn toàn không ăn một miếng thịt sống mà chỉ ăn hoa quả cho qua ngày. Cuối cùng bà đã trút hơi thở cuối cùng ở Rú Đọi.
Đến khi Thái tử Nguyên Long, con trai của Lê Lợi lên ngôi vua, hiệu Lê Thái Tông. Vì thương xót cho bà Phạm Thị Thỏa, ông đã cùng đoàn tùy tùng và quân lính tìm đến nơi bà tập hợp nghĩa quân như giao hẹn với tướng Sử Hy Nhan nhưng không thấy bà đâu. Nhà Vua đã tiến vào từng sâu dưới chân núi Đọi nơi hai phiến đá nằm đó thì thấy thi thể của bà Phạm Thị Thỏa nằm đó và được mối đùn lên thành mộ. Thấy vậy, vua thương xót cho vị nữ tướng đã có công phò tá vua Lê cứu nước, đã lập miếu thờ bà và phong cho bà là Vương Nương Thánh Mẫu Lộc Hoa Công Chúa Thượng Đẳng tối linh Thần.
Một câu chuyện khác, một lần vua Minh Mạng kinh lý qua đây bằng roi ngựa, quân thần khi đi đến khe Giao đột nhiên trời tối sầm, cây cối um tùm rủ xuống nơi ngôi miếu rêu phong, linh khí bay lên từ đấy. Nhà Vua cùng quân thần cảm thấy ớn lạnh trong người liền xuống ngựa vào miếu dâng hương lễ lạy. Một lúc sau trời lại quang, gió lặng, nhà Vua cùng quân thần mới tiếp tục hành trình. Sau khi về đến triều, ngẫm lại đền thiêng, vua lập tức phong cho thần miếu là “Cao Sơn Thần Nữ Chế Thắng Mã Vàng Đại Vương Thượng Thượng Đẳng tối linh thần.” Rồi lại cho người lập một đền thờ lớn hơn, nguy nga hơn trên nền miếu cũ và ra chỉ dụ cho nhân dân đến tế lễ, dâng hương, thờ phụng. Ngôi miếu đó hiện nay chính là đền Truông Bát linh thiêng.
Xem thêm: Kinh nghiệm dâng lễ đền Ông Hoàng Mười – Cầu tài, cầu lộc.
Sắm lễ dâng hương Lộc Hoa Công Chúa
Hàng năm cứ đến những ngày lễ hội lớn hoặc ngày đầu xuân năm mới, hàng ngàn lượt khách thập phương trên khắp các tỉnh thành cả nước lại hành hương tìm về nơi đền Truông Bát linh thiêng để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống. Để bày tỏ lòng thành tâm của mình, các con hương đều dâng đến chúa bà những lễ vật đẹp nhất, cầu kỳ nhất.
Lễ vật khi đến đền Bà Chúa Lộc phải sắm bao gồm 1 đĩa hoa, 1 đĩa quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, giấy tiền, thẻ hương, xôi thịt, cánh sớ.
Thông thường sau khi dâng tiến những lễ vật này, đợi hết một tuần hương, bạn sẽ phải hạ toàn bộ những lễ vật này xuống, riêng cánh sớ và giấy tiền phải đem đi hóa. Nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.
Quanh oản dâng lên chúa bà, nên là oản màu vàng được trang trí tỉ mỉ khéo léo với hoa cài, ngọc rủ vô cùng trang trọng và lộng lẫy như mẫu Oản Tài Lộc mà Oản Cô Tâm đang cung cấp đến khách hàng sau đây.
Tham khảo: Mẫu oản vàng đẹp khác dâng lễ Bà Chúa Lộc đền Truông Bát
Hiện nay, Oản Cô Tâm đang cung cấp sản phẩm oản dành riêng để dâng lên Bà Chúa Lộc cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. Quanh oản được trang trí tỉ mỉ với quạt trầm nan gỗ điêu khắc cùng hoa lụa cao cấp và lá ngọc, cành vàng. Các chi tiết trên oản đều được chọn lọc kỹ càng và trang trí theo đúng tín ngưỡng dâng lễ chúa bà. Giúp các đồng anh – lính chị đẹp bóng sang đồng khi mang quanh oản này đi yết kiến cửa chúa bà. Với Oản cô Tâm khách hàng hoàn toàn an tâm về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Bởi các sản phẩm oản chúng tôi tạo ra đều xuất phát từ sự thành tâm. Oản Cô Tâm luôn muốn mang tới cho khách hàng những sản phẩm đẹp nhất, tỉ mỉ nhất thể hiện lòng thành kính tận tâm nhất.
Đền Truông Bát thờ Bà Chúa Lộc
Vị trí và cách di chuyển đến đền Truông Bát
Như đã nói ở trên, đền Truông Bát là nơi thờ tự Bà Chúa Lộc – Lộc Hoa Công Chúa. Đền nằm ở thôn 1 Khe Giao, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Muốn đến dâng lễ nơi cửa Chúa Bà thì từ thành phố Hà Nội bạn có thể đi bằng xe khách hay xe dịch vụ hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên vì quãng đường di chuyển quá xa, lên tới gần 400km mất thời gian khoảng 7 tiếng nên chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng xe dịch vụ hoặc xe khách sẽ tốt hơn cả.
Đối với xe khách, bạn đến bến xe Nước Ngầm và bắt xe đi thành phố Hà Tĩnh. Để tiện cho việc cúng lễ tại đền, bạn nên đón xe đi từ tối để đến sáng sớm hôm sau đặt chân đến đền là vừa. Bạn có thể đón xe chạy lúc 20h00 tối hoặc muộn hơn, thì khi đến đền sẽ là khoảng 3h30 – 4h sáng. Những nhà xe cung cấp dịch vụ xe khách đi Hà Tĩnh này đều là xe giường nằm với giá dịch vụ giao động trong khoảng từ 200,000đ đến 250,000đ. Tuy nhiên, nhược điểm khi đi xe khách là bạn sẽ phải xuống bến xe Hà Tĩnh và bắt xe khoảng 14km thì mới đến được đền Truông Bát.
Nếu bạn muốn dịch vụ xe cao cấp hơn, bạn có thể lựa chọn đặt xe limousine. Giá dịch vụ của loại xe này khoảng 400,000đ. Tuy nhiên bạn sẽ được đón tại điểm yêu cầu và cũng trả tại điểm yêu cầu, tức bạn có thể yêu cầu trả khách tại đền Truông Bát. Thời gian chạy xe cũng linh hoạt hơn, trong đó xe cung cấp giờ chạy 11h đêm tại Hà Nội và 6h30 sáng hôm sau là đến Thạch Hà, Hà Tĩnh, thích hợp để bạn vào lễ hơn. Bạn có thể search trên google để tìm kiếm nhà xe cung cấp dịch vụ này.
Kiến trúc đền Truông Bát thờ Bà Chúa Lộc
Đền sau khi được vua Minh Mạng truyền chỉ đã được xây rộng rãi, nguy nga hơn. Tuy nhiên, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, do nhiều tác động ngoại cảnh khiến cho đền bị hủy hoại và bỏ hoang không ai chăm lo, thờ cúng. Mãi đến năm 2006, đền mới được phục dựng và tôn tạo lại. Nhờ công đức đặc biệt của Thầy Ngô Thanh Cẩn – một nghệ nhân chầu văn hầu đồng được UNESCO công nhận quê gốc ở Lộc Hà, Hà Tĩnh, nay là đang là thủ nhang của đền đã công đức và vận động quyên góp để xây dựng lại đền.
Sau khi được tôn tạo lại, từ chỗ chỉ là một vùng rêu phong hoang lạnh, đền đã trở nên uy nguy và tráng lệ hơn. Đền nằm giữa thung lũng của 8 ngọn núi trùng trùng điệp điệp là tập hợp các công trình: Thượng điện, trung điện, hạ điện. Mỗi điện đều được xây dựng với nét kiến trúc truyền thống được sơn son, thiếc vàng vô cùng lộng lẫy. Cảnh quan xung quanh đền cũng được tôn tạo lại với rất nhiều cây hoa, cây cảnh dáng thế vô cùng đẹp. Khách hành hương đến đền chắc chắn sẽ bị mê hoặc bởi nét đẹp kiến trúc và không gian cảnh vật nơi đây.